Vắc xin COVID 19 – liệu có mang lại điều thần kỳ?

0
695

Có lẽ một trong những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử loài người đó là sự xuất hiện của đại dịch COVID 19. Hiện nay, cả thế giới đều đang mong chờ loại vắc xin chống lại virus này kể từ khi các nhà khoa học Nga công bố đã tìm ra. Liệu rằng, vắc xin COVID 19 có thực sự tạo được miễn dịch cộng đồng hay không? Hãy cùng Abler tìm hiểu một chút về câu hỏi này.

Thông tin chung về Virus Corona

Virus Corona là một loại virus có nguồn gốc xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Nếu như mắc phải loại vi rút này, người bệnh sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. 

Có lẽ không cần bàn luận quá nhiều về các triệu chứng cũng như những nguy hiểm mà loại vi rút này gây ra. 

Bởi vì, theo con số thống kê mới nhất hiện nay thì có đến 58,7 triệu người nhiễm covid 19 trên toàn thế giới và trong đó, con số tử vong đã lên đến 1,39 triệu người. Đây chính là những bằng chứng xác thực nhất cho mức độ nguy hiểm mà Virus Corona gây ra. 

Bên cạnh đó, tại Việt Nam những ngày này, mọi người bắt đầu quay trở lại công việc và trên các phương tiện truyền thông cũng không đưa ra những thông tin nóng hổi cập nhật tình hình số ca nhiễm như đợt hồi tháng 4,5. 

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới thì lại trái ngược hoàn toàn. Mới đây, chính quyền thành phố Toronto đã công bố lệnh đóng cửa khẩn cấp lần hai. Điều này đủ để cho thấy sự nghiêm trọng của đại dịch này không hề có dấu hiệu thuyên giảm.

Vắc xin chống COVID 19 và những khía cạnh bên lề

Trước diễn biến phức tạp kéo dài không ngừng của đại dịch virus corona, các quan chức cấp cao trên thế giới đều đang tỏ ra cực kỳ hi vọng. Họ đều đang mong chờ một loại virus “thần kỳ” giải cứu loài người.

Dù vậy, kể từ khi các nhà khoa học Nga đã đưa ra những tuyên bố về sự ra đời của loại vắc xin covid 19, các chuyên gia tỏ ra không mấy mặn mà với việc này.

Cụ thể, những chuyên gia cho rằng bây giờ còn quá sớm để có thể kết luận được loại vắc xin sắp ra mắt tới đây sẽ có khả năng chặn đứng đại dịch và mang sự bình thường trở lại cuộc sống của con người.

Chỉ số lây nhiễm cộng đồng 

Chỉ số lây nhiễm được ký hiệu là R. Đây là một công cụ sử dụng để đo trung bình một người bị nhiễm virus có thể lây lan cho bao nhiêu người khác.

Bây giờ, Abler sẽ giả sử loại vắc xin được ra đời với 100% hiệu quả thì ngưỡng miễn dịch cộng đồng sẽ được tính theo công thức lấy 100 nhân với hiệu của (1/R – 1).

Theo một chuyên gia tại Trường Đại học Y Vienna cho biết, trong trường hợp áp dụng các chính sách giãn cách xã hội thì con số R có thể lên đến 4 chứ không phải là 2 như các tính toán hiện nay.

Trên thực tế thì loại vắc xin này không đạt được mức hiệu quả 100% mà chỉ dừng lại ở con số 95%. Như vậy, tỉ lệ chủng ngừa phải cao hơn thì mới đạt được mục tiêu đề ra là miễn dịch cộng đồng.

Ngăn chặn sự lây lan gần như là điều bất khả thi?

Theo các nghiên cứu của giáo sư Bodo Plachter tại đại học Mainz ở Đức thì các căn bệnh gây ra nhiễm trùng theo đường hô hấp rất khó để có thể ngăn chặn được sự lây lan, nếu như chỉ nhờ vào vắc xin.

Ngoài ra, theo các cuộc điều tra khảo sát từ khi dịch covid 19 xảy ra đến nay, cho thấy sự ngăn chặn dịch bệnh lan truyền chỉ có ở những người tình nguyện, những người có ý thức cao, không kể đến người giấu bệnh, âm thầm lây vi rút cho người khác.

Như vậy, chúng ta vẫn có quyền hy vọng về một loại vắc xin chống covid 19 sẽ được ra đời nhằm tối đa hóa việc miễn dịch cộng đồng. 

Tuy nhiên, Abler khuyên các bạn không nên có thái độ chủ quan, coi thường dịch bệnh, cho dù hiện tại Việt Nam đang làm rất tốt việc kiểm soát cũng như phát triển, khôi phục lại mọi mặt bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here