Tại sao nên tin vào dự cảm của mình?

0
2045
Tin vào dự cảm và lý do để làm việc này là như thế nào?
Tin vào dự cảm và lý do để làm việc này là như thế nào?

Tâm linh là một điều gì đó vô cùng bí ẩn, nó gắn liền với cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống ai cũng từng một lần được linh tính mách bảo. Đó còn được gọi là dự cảm hay nói cách khác là “Giác quan thứ sáu”.  Đến nay vẫn chưa có một lời giải thích hợp lí về mặt dự cảm. Vấn đề này thậm chí còn gây nên tranh cãi giữa các nhà khoa học. Vậy dự cảm thực sự tồn tại hay không? Và tại sao nên tin vào dự cảm của mình? Bạn đọc hãy cùng Abler tìm hiểu ngay nhé.

Có nên tin vào dự cảm hay không?

Theo Abler, hầu hết các ý kiến hiện nay đều xoay quanh câu trả lời: dự cảm là hoàn toàn có thật và chúng ta nên tin vào điều đó.

Tất cả những sự việc xảy ra trong tương lai hoàn toàn có thể được dự đoán trước nhờ linh cảm (chính là hình thức cao hơn của dự cảm – after-sensation)

Linh cảm hay còn gọi là giác quan thứ 6 là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường kia. Tuy nhiên, nó không phải là giác quan cụ thể nào.

Vậy căn cứ ở đâu để Abler biết được dự cảm là điều mà chúng ta nên tin vào?

Lấy ngay một trường hợp điển hình: Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến nhà tiên tri mù nổi tiếng toàn thế giới Baba Vanga hay còn được gọi là “Nostradamus của vùng Balkan”.

Tin vào dự cảm và lý do để làm việc này là như thế nào?
Baba Vanga là người có những linh cảm – dự cảm chính xác đến 85%

Đôi mắt của bà bị mù nhưng bà lại có thể nhìn thấy trước tương lai của cả thế giới. Có hơn 85% các tiên tri của Vanga đều trở thành sự thật – theo một nghiên cứu trước đây.

Bà đã từng dự đoán chính xác về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai như sự nổi loạn của Nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS, sóng thần ở Thái Lan năm 2004, đại dịch Ebola, nước Anh sẽ rời EU hay thậm chí là cuộc bầu cử năm 2008 của Tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ ông Barack Obama – điều mà trước nay không một ai nghĩ có thể xảy ra.

Bà cũng tiên tri đúng về đại dịch covid năm 2019 – 2020. Điều này chứng tỏ tin vào dự cảm là hoàn toàn tồn tại.

Đặc biệt hơn là dự cảm không chỉ tồn tại ở những nhà tiên tri, những nhà ngoại cảm mà ngay cả những người bình thường cũng có khả năng dự cảm ẩn sâu trong con người, chỉ chờ đến khi gặp một hoàn cảnh bất đắc dĩ mới có thể bộc phát một cách chính xác nhất.

Nhà bác học Nga, Mendeleev nổi tiếng là người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nhìn thấy rõ toàn bộ bảng tuần hoàn hiện ra trước mắt trong giấc mơ.

Bảng tuần hoàn được tạo ra từ một giấc mơ

Ông đã nghiên cứu vấn đề này trong hàng chục năm trời và cuối cùng nhờ một giấc mơ mà ông đã hoàn thành được nghiên cứu của mình.

Dự cảm mãnh liệt nằm sâu trong con người Mendeleev đã trỗi dậy sau hàng chục năm “im lặng” như thế.

Có thể nhiều người nghi ngờ sự thật của chuyện này nhưng đây hoàn toàn là một câu chuyện có thật.

Điều này càng làm chứng minh dự cảm hay giác quan thứ 6 là thứ mà Abler nghĩ bạn đọc nên tin vào.

Dự cảm có thể mách bảo bạn đến con đường thành công

Dự cảm nhiều khi chỉ xảy ra khi bản thân ta lâm vào tình thế khó khăn, bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn.

Nếu đứng trước một quyết định không dễ dàng hãy cứ tin vào dự cảm của bạn để mà lựa chọn.

Bởi lẽ nhiều khi dự cảm sẽ mách bảo cho bản thân mỗi người quyết định đúng đắn, con đường thành công.

Dự cảm vẫn luôn hiện hữu trong bạn và chỉ cần bạn tin vào nó, tin vào chính mình rồi bạn sẽ tìm được giải pháp cho mọi vấn đề.

Cơ thể mỗi con người chúng ta có những phản ứng thậm chí là suy nghĩ rất kì lạ trước khi biến cố xảy ra.

Nó tạo cảm giác hồi hộp, tò mò thậm chí thấp thỏm bất an trước những sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai.

Đặc biệt là khi mối quan hệ của bạn với thứ đó, với người đó vô cùng thân thiết, bạn rất trân quý điều đó thì dự cảm lại càng dễ linh nghiệm hơn.

Vậy nên hãy tin tưởng vào bản thân mình và vào dự cảm, linh cảm của bản thân để luôn luôn có những hướng đi đúng đắn nhất.

Kết luận

Bài viết trên đây là Abler chia sẻ tại sao nên tin vào dự cảm của mình. Tuy vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi trái chiều, thế nhưng dự cảm có thể thành sự thật hoặc là một định hướng giúp bạn đọc đến với thành công.

Hãy thử một lần tin vào dự cảm nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here