Những loại hoa thường được chọn để cúng vào Rằm tháng 7

0
776

Trên bàn thờ ngày Rằm tháng 7 không thể thiếu được lọ hoa tươi, dưới đây là những loại hoa được nhiều gia đình lựa chọn để đặt lên bàn thờ vào ngày Rằm tháng 7. Mời cả nhà cùng tham khảo list những loại hoa phong thủy thường được sử dụng để trên bàn thờ gia tiên vào ngày rằm.

Hoa sen

Hoa sen là loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết, chính vì vậy nhiều gia đình thường chọn hoa sen để dâng lên bàn thờ cúng Phật.

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng là loài hoa được nhiều gia đình chọn mua để đặt lên bàn thờ vào những dịp cúng giỗ và ngày Rằm tháng 7 cũng không ngoại lệ.

Cúc xếp thứ 2 trong tứ quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”. Hoa cúc vàng tượng trưng cho sự trường thọ, vào ngày Rằm tháng 7, các gia chủ đặt hoa cúc vàng lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà tổ tiên và cầu bình an cho gia đình.

Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, sung túc,… bên cạnh đó nó cũng tượng trưng cho tình mẫu tử liêng thiêng, sự hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên.

Nhiều gia đình cũng thường chọn hoa mẫu đơn để dâng lên bàn thờ để cúng Rằm tháng 7.

Hoa đồng tiền

Giống như cái tên của nó, hoa đồng tiền tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng vì vậy đây cũng là loài hoa được nhiều gia đình lựa chọn để đặt lên bàn thờ vào ngày Rằm tháng 7.

Bên cạnh ý nghĩa mang đến tài lộc, sự thịnh vượng, hoa đồng tiền cũng tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ.

Trên đây là một số loại hoa thường được nhiều gia đình lựa chọn để đặt lên bàn thờ vào ngày Rằm tháng 7. Lưu ý khi mua hoa để thắp hương, mọi người nên chọn những bông thật tươi, không bị nát, héo. Không nên đặt hoa giả lên bàn thờ. Ngoài ra, khi cắm hoa vào lọ, mọi người nên cắm hoa theo số lẻ.

Ngoài ra, các bà nội trợ có thể tham khảo món nấm nướng cải bó xôi chay cho mâm cơm Ngày Rằm tháng 7.

Để làm món nấm nướng cải bó xôi chay, các bà nội trợ sẽ cần chuẩn bị một số nguyên liệu gồm 6 cây nấm bàn (nấm Portobello), 1 củ hành khô, 3 tép tỏi, 5gr xạ hương khô, 30gr sốt miso (có thể mua tại các cửa hàng Nhật Bản), 250ml nước dùng rau củ, 125ml sữa hạt, 50gr rau cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt), 5gr vừng trắng rang, 1 bó rau mùi.

Kế đến, dùng khăn ẩm lau sạch những cây nấm, cắt bỏ phần chân nấm rồi dùng thìa cạo bỏ phần mạng bên ngoài. Hành khô, tỏi bóc vỏ và băm nhỏ, cải bó xôi, rau mùi mua về bỏ gốc, rửa sạch nhiều lần với nước rồi thái khoảng 2 đốt ngón tay.

Bật lò nướng ở mức nhiệt 210 độ C, lót 1 lớp giấy nến ngay dưới khay nướng. Chuẩn bị một chảo lớn, cho thêm chút dầu oliu vào rồi phi thơm hành khô với tỏi. Khi hành khô với tỏi dậy mùi, cho rau chân vịt vào đảo đều. Nêm nếm thêm gia vị với muối, tiêu, xạ hương khô, vừng trắng rang và sốt miso.

Xào rau cải bó xôi khoảng 2 phút rồi tiếp tục cho nước dùng rau củ, sữa hạt vào đảo đều. Đun thêm 1 phút cho rau hấp thụ được vị và chất dinh dưỡng, tắt bếp, chắt bỏ phần nước dư và để nguội khoảng 5 phút.

Xếp nấm bàn lên trên khay và chia rau thành 6 phần đều nhau trước khi cho lên trên nấm. Tưới lên một ít dầu oliu rồi đem nướng từ 10 đến 12 phút hoặc cho đến khi nấm chín có màu vàng nâu. Tuy nhiên các bà nội trợ cũng cần lưu ý, khi nướng 5 phút, hãy lấy khay nướng ra lò và phủ lên trên nấm 1 lớp giấy bạc. Đây cũng là cách giúp nấm vừa có thể chín vàng nhưng không làm cháy rau cải bó xôi.

Hết thời gian nướng, lấy nấm cải bó xôi chay trình bày ra đĩa và rắc thêm ít rau mùi tươi món ăn đã hoàn thành. Món này sẽ ngon hơn khi thưởng thức ngay và có thể ăn kèm với cơm nóng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here