APEC được thành lập năm 1989. Đó là một diễn đàn chính phủ được thành lập trước sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương. Mục đích của APEC nhằm thúc đẩy sự năng động nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương và mở rộng cộng đồng (APEC website 2000).
Có 12 thành viên sáng lập APEC đó là Ôt-xtrây-lia, Bru-nây Darussalam, Ca-na-đa, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xia, Niu Di-lân, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái-lan và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Năm 1991 Trung Quốc, Hồng Kông của Trung Quốc, Đài-Bắc thuộc Trung Quốc đã gia nhập APEC.
Năm 1993, Mê-hi-cô và Pa-pua Niu Ghi-nê chấp nhận là thành viên mới và năm 1994 Chi-lê là thành viên đầy đủ. Cuối cùng, năm 1997, Pê-ru, Nga và Việt Nam đã gia nhập và là thành viên chính thức bắt đầu từ tháng 11 năm 1998, đưa tổng số thành viên lên 21 nền kinh tế (APEC website 2000). Từ đó, chưa có thêm thành viên nào.
Hôm 6/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Don Pramudwinai cho biết Thái Lan hy vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2022 (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) vào tháng 11 tới.
Ngoại trưởng Thái Lan nhấn mạnh Hội nghị cấp cao APEC sắp tới có thể tạo cơ hội hoàn hảo để Nga công bố chính sách xoay trục đối với châu Á. Ông Pramudwinai cho biết: “Hội nghị này sẽ là cơ hội tuyệt vời để Nga tuyên bố về chính sách xoay trục đối với châu Á và thể hiện quan tâm đến sự phát triển sau đại dịch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng Thái Lan sẽ tạo ra không gian mới cho Nga và các quốc gia nằm ở đông nam châu Á”.
APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên. Trong số đó có 12 quốc gia thành lập – bao gồm Australia, Brunei, Indonesia, Canada, Malaysia, New Zealand, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản; cùng với Trung Quốc (gia nhập năm 1991); Mexico và Papua New Guinea (1993); Chile (1994); Nga, Việt Nam và Peru (1998). Năm 1991, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) cũng gia nhập APEC.
Diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên có mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Hội nghị cấp cao APEC 2022 sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới tại Thái Lan, quốc gia từng đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao APEC vào năm 1992 và 2003.
Ở hiện tại, Ông Vladimir Putin có tinh thần phấn chấn khi theo dõi cuộc tập trận Vostok 2022 đang diễn ra ở Nga với sự tham gia của các quân nhân đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, khi cười rất tươi trong lúc trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Theo nhận xét của nhà báo Hanna Leven, sự hiện diện của Tổng thống Nga tại cuộc diễn tập quân sự và những cảm xúc mà ông thể hiện có thể được hiểu là một tín hiệu gửi tới phương Tây.
Tác giả bài viết đăng tải trên ấn phẩm Anh nói rõ: “Tổng thống Vladimir Putin mỉm cười và nói đùa với những người chỉ huy quân sự của mình trong khi kiểm tra các khoa mục của cuộc tập trận quốc tế quy mô lớn”.
Nhà báo của tờ Daily Mirror lưu ý rằng bản thân cảm thấy bị ấn tượng bởi tâm trạng tốt của Tổng thống Putin, người đang theo dõi cuộc tập trận quân sự với Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Gerasimov.
Sự hiện diện của nhà lãnh đạo tại sự kiện và những cảm xúc của ông cho thấy Quân đội Nga có khả năng tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn như vậy, ngay cả khi đang diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Bằng cách tiến hành cuộc tập trận Vostok 2022, ông Putin dường như đang gửi đi một tín hiệu rằng Quân đội Nga có khả năng hoạt động như bình thường, bất chấp tình hình ở Ukraine”, chuyên gia của Daily Mirror nhận xét.
Cuộc tập trận Vostok 2022 bắt đầu diễn ra vào ngày 1 tháng 9, sự kiện quân sự nói trên có sự tham gia của 50.000 quân nhân đến từ một số quốc gia, nổi bật là sự hiện diện của Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra vào ngày 5 tháng 9, các tàu chiến của Nga và Trung Quốc đã thực hành đẩy lùi một cuộc tấn công đường không của đối phương bằng hệ thống pháo và tên lửa phòng không hạm tàu.
Không chỉ có vậy, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã trình diễn việc phóng tên lửa hành trình Calibre, tấn công và tiêu diệt thành công mục tiêu ở khoảng cách lên tới hơn 300 km. “Quân đội Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chỉ vài ngày sau khi Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về sự góp mặt của nước ngoài trong các cuộc tập trận do Nga tổ chức”, nhà báo Hanna Leven lưu ý.
Điều này rõ ràng cho thấy không dễ để cô lập nước Nga, đặc biệt khi sau lưng họ vẫn còn hai đối tác hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự mà Mỹ không dễ gì đối phó hay cấm đoán. Trục liên kết Nga – Trung – Ấn hoàn toàn có thể xem như đối trọng với liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO do Mỹ đứng đầu về quân sự, hay trục Mỹ – EU trên lĩnh vực kinh tế cũng như chính trị.
Theo kế hoạch REPowerEU, được công bố vào tháng 5, EU có kế hoạch từ bỏ dần nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 và thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, tình trạng giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt – mà một số nhà phân tích cho rằng có thể dẫn đến thảm họa năng lượng trong mùa đông này – đã buộc một số quốc gia phải “gỡ rào” cho các nhà máy điện than và mở rộng sử dụng điện hạt nhân.