Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em trước và sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19

0
597

Hiện nay, Bộ Y tế đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng khá đặc biệt vì độ tuổi còn khá nhỏ. Chính vì thế, nhiều phụ huynh cũng lo ngại về việc tiêm vaccine cho trẻ. Để việc tiêm phòng trở nên an toàn và hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề trước và sua khi tiêm. Đặc biệt, phụ huynh nên quan tâm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Vì sao phải tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ?

Trẻ em mắc phải Covid-19 cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự người lớn. Thậm chí, trẻ em cũng phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng, có khả năng kéo dài. Trẻ nhỏ có thể tiếp tục bị mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và khớp, khó ghi nhớ và xử lý thông tin. Do vậy, tiêm vaccine phòng ngừa là phương án được đánh giá an toàn cho trẻ trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp này.

Ngoài ra, trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường đông người như trường học. Thử tưởng tượng, chỉ cần một đứa trẻ mắc Covid-19 thì sẽ kéo theo bao nhiêu người nhiễm nữa. Do đó, không thể xem nhẹ việc tiêm phòng cho trẻ được. Đây không phải là phương án giúp trẻ tuyệt đối không mắc bệnh. Thế nhưng nó đem đến những giải pháp tối ưu trong thời điểm dịch bệnh này.

tiêm vaccine

Những triệu chứng có thể gặp sau khi tiêm vaccine cho trẻ nhỏ

Bộ Y tế đang triển khai tiêm vaccine Pfizer Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 tuổi. Về cơ bản, nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch mạnh nên có thể xuất hiện những tác dụng phụ như người trên 18 tuổi. Cụ thể, các triệu chứng được bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) báo cáo lại, bao gồm: Đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, sốt,…Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn (1-2 ngày). Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang sẵn sàng đối đầu với virus trong tương lai.

Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể có các biểu hiện nặng như: sốt cao trên 39 độ, co giật, nôn mửa,…Khi gặp những tình huống này, cha mẹ hãy liên hệ ngay với cơ sở ý tế, bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Trẻ em nên ăn gì trước khi tiêm?

Không có minh chứng nào về các loại thực phẩm sẽ làm vaccine hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Do đó, hãy cho trẻ ăn như bình thường trước khi tiêm vaccine.

Trong thời gian chờ tiêm có thể cho trẻ uống nước lọc, ăn nhẹ. Trẻ không nên ăn quá no vì có thể dẫn tới khó chịu, khó thở. Đặc biệt, tuyệt đối không để bụng đói vì dễ hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp,… Ngoài ra, trẻ không nên sử dụng thực phẩm có chứa caffein. Điển hình là cafe, socola, trà, nước tăng lực,… Lượng caffein trong các loại thực phẩm này có thể gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, bồn chồn, khó chịu dạ dày,…

tiêm vaccine

Sau khi tiêm vaccine trẻ nên ăn gì?

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, trẻ em nên ăn những thực phẩm có tác dụng chống viêm. Cha mẹ nên lưu ý cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trẻ nên ăn cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và trái cây, các lợi khuẩn đường ruột. Một số thực ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ nên tránh vì chúng khá khó tiêu.

Ngoài ra, không chỉ trẻ em mà bất kỳ ai cũng nên uống nhiều nước sau khi tiêm. Khi có dấu hiệu sốt, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết. Không chỉ vậy, uống đủ nước sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, có thể cung cấp đủ oxy cho các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trung bình, lượng nước cần thiết cung cấp cho cơ thể là 2 lít/ngày. Các bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây để có thêm vitamin A, C.

Trên đây là một số lưu ý về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ nhỏ khi tiêm vaccine phòng covid 19. Cha mẹ hãy tham khảo để đảm bảo một cơ thể khoẻ mạnh cho con em mình. Đặc biệt, khi có các triệu chứng bất thường sau tiêm thì hãy liên hệ ngay với cơ quan y tế nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here