Lễ Qua Cầu Xóa Tội Vong Nhân 2022

0
767

Mồng 7AL mỗi năm, sẽ diễn ra Lễ Qua Cầu, đây là nghi lễ cuối cùng và kết thúc Lễ xá tội vong nhân tại Đạo Quán Trà Sơn Khánh nam Viện trong tháng 7 này. Mời cả nhà cùng tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Trung Hoa trong bài viết hôm nay.

Lễ Qua Cầu /過仙橋/ hay còn gọi là Lễ Xá tội vong nhân

Tín ngưỡng dân gian quan niệm, rằm tháng 7 là dịp mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân, nên có lễ cúng cô hồn không nơi nương tựa. Đây cũng là ngày các tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được trở về cuộc sống trần gian.

“Xá tội vong nhân” nghĩa là ân xá, tha tội cho các vong nhân. Sách Việt Nam phong tục (Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, năm 2020) của Phan Kế Bính ghi rằng: “Ta thường cho rằng, hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội vào ngày hôm ấy

Xá tội vong nhân là tục lệ có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian, vong nhân được xá tội trong ngày này là các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân thờ cúng.

Để các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dương gian, vào ngày rằm tháng Bảy (nhiều địa phương có thể tiến hành trước) phải bày mâm cúng chúng sinh, còn gọi là cúng thí thực (tặng thức ăn) hay cúng cô hồn.

Việc cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan), với con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hay còn gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).

Lễ Qua Cầu sẽ bắt đầu buổi chiều, những người gửi tro cốt của người thân tại đây sẽ có mặt, cầm theo một cây nhang to, phía dưới chân nhang là hồng bao và những loại cây thường dùng trong những dịp cúng kiếng.

Địa điểm tổ chức ở đâu?

Địa điểm cúng vong nhân, có thể ở ngoài sân, trước thềm nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng); nhiều xóm, ngõ tổ chức cúng chung tại điếm xóm, đình, chùa hoặc ngã ba đường. Thời gian cúng thường diễn ra vào buổi chiều.

Lễ vật bao gồm những gì?

Lễ vật trên mâm cúng cô hồn rất đơn giản, tất cả đều là những món chay gần gũi với người Việt. Bao gồm quần áo giấy với nhiều màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, hồng), các loại bánh kẹo như bánh đa, bánh bỏng, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, 12 chén cháo loãng (cháo hoa), tiền vàng mã, nước lã hoặc rượu nếp, chén muối, chén gạo, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại quả trong mùa như ổi, thị, na…

Nghi thức diễn ra như thế nào?

Mỗi cây nhang sẽ đại diện cho linh hồn của một người thân nên chỉ cần nhìn số nhang người đến Viện cầm trên tay là biết họ đang làm lễ cho bao nhiêu linh hồn. Tui đến khá trễ (lúc 4h) nên không có dịp được trực tiếp vào bên trong Viện để xem các đạo sĩ đọc kinh và thỉnh lễ kéo dài tầm 3 tiếng cho các linh hồn.

Nội bất xuất, ngoại bất nhập, cửa Viện sẽ đóng lại hoàn toàn, ai đến trễ phải chờ ở ngoài sân, ai đến sớm thì có thể vào trong Viện và đứng khu vực cúng tế.

Sau khi nghi lễ thỉnh chư tiên và thánh thần kết thúc, các đạo sĩ bắt đầu dẫn lễ cho các linh hồn đi qua cầu Vàng/金橋/, cầu Bạc/錢橋/ đã được chuẩn bị ngay phía ngoài sân trong khuôn viên Viện. Lúc này, người thân sẽ cầm cây nhang to kèm bài vị đi qua cầu, vừa đi vừa rải tiền lẻ cúng cho các ngạ quỷ giữ cầu ở dưới sông để họ vui vẻ và cho phép linh hồn được về với gia đình.

Khi vừa qua cầu xong, người thân sẽ đem bài vị đốt và phải tranh thủ giữ cây nhang còn cháy đi về nhà luôn, nhờ đó linh hồn biết để đi theo cây nhang đó trở về nhà với con cháu, người thân.

Kết luận

Tháng 7 là tháng có nhiều ngày lễ lớn, mỗi tôn giáo và mỗi chùa hoặc viện sẽ có những nghi lễ cúng kiếng khác nhau. Nếu có dịp, hãy thử trải nghiệm và tìm hiểu, bạn sẽ mở mang được nhiều kiến thức và thông tin tín ngưỡng cực kì thú vị và ý nghĩa. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thể đem tới những trải nghiệm và góc nhìn thú vị khác nữa hen,

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here