Học cách đối phó với một người Sếp tồi cùng Abler

0
2255
Đối phó với sếp tồi: Những phương pháp hay để làm việc này
Đối phó với sếp tồi: Những phương pháp hay để làm việc này

Đi làm mà gặp được đồng nghiệp dễ thương, Sếp tốt tính thì còn gì bằng. Nhưng đời không phải lúc nào cũng may mắn như vậy, nhiều khi bạn đọc sẽ gặp phải 1 vị Sếp mà mình không thể ưa nổi. Sếp tồi nhưng công việc vẫn phải tiếp tục thì phải làm sao đây? Hãy cùng Abler tìm hiểu những cách đối phó với sếp tồi trong bài viết này.

Những cách đối phó với sếp tồi

Không để bản thân “tồi” theo

Khi không hài lòng về 1 người, 1 sự việc nào đó chúng ta thường có thói quen chỉ trích hay nói xấu.

Đối với trường hợp này cũng vậy, tất nhiên là rất ít trường hợp đủ “dũng cảm” để trực tiếp chỉ trích Sếp của mình nhưng nói xấu “sau lưng” thì khá thường xuyên.

Đối phó với sếp tồi: Những phương pháp hay để làm việc này

Tuy nhiên, việc này chỉ giúp bạn đọc “xả” giận tức thời và vô tình làm hình ảnh của mình bị xấu đi chứ chả ảnh hưởng miếng nào đến Sếp cả.

Vì vậy, nếu nhất định phải nói với ai đó, bạn đọc có thể tiến hành 1 cách chuyên nghiệp là phản ánh đến bộ phận nhân sự. 

Dám nêu lên ý kiến của mình

Nếu đã chẳng may gặp phải 1 ông Sếp tồi thì việc dĩ hòa vi quý, nêu ý kiến hay thử thương lượng sẽ chẳng có tác dụng gì cả.

Đối phó với sếp tồi: Những phương pháp hay để làm việc này

Nếu muốn, hãy trực tiếp đưa ra đề nghị và cùng nhau giải quyết. Công việc là một hướng đi chung mà cả một tập thể cùng phải chiến đấu.

Đừng khiến cho tâm trạng của Sếp càng tồi tệ hơn

Căng thẳng, stress luôn khiến cho tâm trạng của chúng ta trở nên tồi tệ hơn và có thể làm ra những hành động quá mức.

Ông Sếp tồi của bạn đọc cũng vậy, nếu bình thường ở level 1 thì khi nổi nóng những hành động của Sếp có thể sẽ thăng cấp lên 9, 10.

Đối phó với sếp tồi: Những phương pháp hay để làm việc này
Sếp điên lên thì sẽ rất là mệt mỏi

Vì thế nếu mối quan hệ của bạn đọc với Sếp không tốt thì cũng đừng làm nó trở nên xấu hơn.

Hãy đặt Sếp sang 1 bên và tập trung vào công việc của mình. Khi bạn đọc làm tốt thì cũng chẳng có ai có thể soi mói, bắt bẻ bạn đọc được. 

Đừng để Sếp tồi ảnh hưởng đến công việc bạn đọc

Nếu gặp phải sếp tồi, hoặc là bạn đọc rời đi còn nếu đã ở lại thì hãy tập trung vào công việc để nâng cao kỹ năng của mình.

Đối phó với sếp tồi: Những phương pháp hay để làm việc này

Bạn đọc cần luôn ghi nhớ rằng, mình đến đây để làm việc, để tích lũy kinh nghiệm, để… kiếm tiền chứ không phải đến để buồn bực với ông Sếp của mình.

Vậy nên, hãy bỏ nỗi buồn bực, sự không hài lòng của mình sang 1 bên và tiếp thu những kiến thức cần thiết cho con đường sau này. 

Sàng lọc những điều hay để học hỏi từ việc đối phó với sếp tồi

Một người dù bạn đọc cho là “tồi” thì cũng sẽ có những ưu điểm mà bạn đọc có thể học hỏi.

Không phải tự dưng mà Sếp lại có thể lên làm Sếp, chắc hẳn phải có điều gì nổi trội hơn so với người khác.

Vì thế, hãy bỏ qua thành kiến mà xem xét về: Cách quản lý, hành vi, tác phong, cách đưa ra quyết định… của Sếp xem bạn đọc có thể học hỏi hay biết để tránh hay không.

Đây cũng là một cách đối phó với sếp tồi hay mà bạn đọc nên tìm hiểu.

Hãy biết từ bỏ đúng lúc

Làm việc dưới trướng của 1 ông Sếp tồi, mãi không chịu thay đổi sẽ khiến bạn đọc khó lòng mà thăng tiến nổi.

đối phó với sếp tồi
Không làm mình tốt hơn được thì nên xin nghỉ

Chính vì thế, nếu bạn đọc đang cảm thấy: Sợ phải đi làm, mệt mỏi cả tinh thần và thể chất khi làm việc, bạn đọc căng thẳng và luôn luôn nghĩ đến những chuyện bên lề nhiều hơn là công việc thì đây chính là lúc bạn đọc nên nộp đơn xin nghỉ.

Hãy dứt khoát từ bỏ ông Sếp khó ưa và công việc khiến bạn đọc stress để hướng về tương lai tốt đẹp hơn. 

Chuẩn bị để ra đi 1 cách đường hoàng

Dù ở lại hay ra đi thì cũng hãy là 1 người đường hoàng, chuyên nghiệp. Bạn đọc cần tiến hành theo đúng quy trình, thứ tự các bước để không ai có thể nói gì.

Sẵn sàng để ra đi bất cứ lúc nào, cũng phải theo quy trình

  • Đầu tiên, sau khi quyết định muốn thôi việc, hãy thông báo cho Sếp và bộ phận nhân sự. bạn đọc cần chuẩn bị 1 bức thư xin nghỉ việc thật hoàn chỉnh vì rất có thể nó sẽ được lưu lại trong hồ sơ  làm việc và hữu dụng sau này. 
  • Lên kế hoạch và xử lý, bàn giao hết những công việc đang có trong tay. Đừng nhận thêm quá nhiều việc nhưng cũng không nên bỏ dở công việc đang làm. Nếu khối lượng công việc quá nhiều thì bạn đọc cần bàn giao cho Sếp và đồng nghiệp về tiến độ của nó. 
  • Sẵn sàng nghỉ việc ngay lập tức: Theo quy trình thì bạn đọc sẽ chính thức nghỉ việc sau 2 tuần đến 1 tháng kể từ ngày đệ đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cấp trên của bạn đọc sẽ cho bạn đọc nghỉ ngay lập tức. Chính vì thế, ngay từ lúc chuẩn bị xin nghỉ, hãy sắp xếp đồ đạc, giấy tờ, tài sản của công ty để trả lại bất cứ lúc nào. 
  • Không nói xấu về Sếp cũ: Khi đi phỏng vấn công việc mới, nếu được hỏi về công ty cũ, Sếp cũ dù có bất mãn thì cũng đừng nên phàn nàn. Vì điều này sẽ chỉ chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đọc là 1 người thích phàn nàn mà thôi.

Kết luận

Việc gặp phải 1 ông sếp khó ưa không phải chuyện vui vẻ gì. Nhưng nếu bạn đọc đã quyết định ở lại thì Abler khuyên bạn đọc hãy thử làm theo các cách đối phó với một người Sếp tồi như trên. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here